Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người
1. Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người
Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người
Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với cuộc sống và sự phát triển bền vững của con người và hệ sinh thái:
-
Cân bằng lượng khí O2 và CO2: Rừng cung cấp lượng lớn O2 cho quá trình hô hấp của con người và hấp thụ lại khí CO2 từ môi trường, khí quyển thông qua quá trình quang hợp. Từ đó, giúp cân bằng lượng khí O2 và CO2 trong khí quyển, giúp cân bằng khí hậu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như đảm bảo lượng O2 cần thiết cho cuộc sống.
-
Phòng chống thiên tai: Rừng cây giúp điều tiết lượng nước khi xảy ra mưa lớn, bão. Từ đó, giúp phòng chống thiên tai hạn hán lũ lụt. Ngoài ra, rừng còn giúp giảm dòng chảy bề mặt, khắc phục xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ và điều hòa dòng chảy của sông, suối.
-
Tăng độ phì nhiêu cho đất: Tại những vùng đồi núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét khi mưa lớn, rừng giúp ngăn chặn dòng chảy, hạn chế sự bào mòn của đất. Rừng giữ cho lớp đất không bị xói mòn đi, bồi dưỡng tiềm năng của đất, giữ lại nguyên vẹn độ phì nhiêu trong đất.
-
Bảo vệ đa dạng sinh học: Rừng là môi trường sống của hàng triệu các loài động và thực vật. Nó giúp động, thực vật có nơi trú ẩn, thức ăn và môi trường thuận lợi để sinh trưởng, phát triển cùng như bảo vệ và bảo tồn sự đa dạng sinh học.
-
Cung cấp nguyên, vật liệu cho con người: Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ và nguồn củi đốt. Đây cà nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm quý giàu dinh dưỡng đối với con người.
-
Là nguồn thu nhập cho con người: Rừng cung cấp nguồn thu nhập và việc làm cho hàng triệu người trên toàn thế giới thông qua các hoạt động như du lịch, khai thác gỗ, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp.
-
Hỗ trợ văn hóa và truyền thống: Rừng có ý nghĩa văn hóa và truyền thống sâu sắc trong nhiều cộng đồng dân cư và các dân tộc bản địa. Nó là nơi cư trú và sinh hoạt của các dân tộc, mang đậm nét văn hóa dân gian đặc biệt của mỗi nơi.
=> Xem thêm: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng? Tầm quan trọng của việc này là gì?
2. Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay
Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay
Theo Quyết định số 2357/QĐ-BNN-KL ngày 14/6/2023 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 31/12/2022, tổng diện tích rừng ở nước ta bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.790.075 ha. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10.134.082 ha và diện tích rừng trồng là 4.655.993 ha. Như vậy, tỷ lệ che phủ rừng ở nước tính đến năm 2022 đang chiếm 42,02%.
3. Các biện pháp bảo vệ rừng
Các biện pháp để bảo vệ rừng
Bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ lá phổi xanh, bảo vệ môi trường sống và hạn chế các thiên tai lũ lụt gây ảnh hưởng tới đời sống con người. Để bảo vệ rừng, mỗi người chúng ta cần chung tay góp sức:
-
Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc.
-
Báo cáo kiểm lâm, chính quyền địa phương nếu phát hiện có người chặt phá, khai thác rừng bừa bãi.
-
Hạn chế khai thác bừa bãi rừng cũng như các loại động thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
Qua bài viết trên đây có thể thấy, rừng đóng vai trò quan trọng và đa dạng đối với cuộc sống và phát triển bền vững của con người. Bảo vệ và bảo tồn rừng là trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế, để đảm bảo tương lai của hành tinh và sự phồn vinh của tất cả các loài sống.
=> Xem thêm: Đặc điểm khí hậu các mùa ở Việt Nam như thế nào?
Vệ Sinh Công Nghiệp Nam Hưng là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại và các giải pháp làm sạch tiên tiến, chúng tôi cam kết mang đến không gian sạch sẽ, thoáng mát và an toàn cho khách hàng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, hãy để Nam Hưng đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự hào góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc cho cộng đồng.